Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Kế toán xây dựng cần làm những gì? Đặc thù của kế toán công ty xây dựng

02:36 Chiều

-

20/11/2023

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải kế toán, các đơn vị xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Kế toán xây dựng là rất cần thiết giúp họ có thể xử lý các hóa đơn báo, cáo và bóc tách được chi phí công trình để tính toán được những khoản chi phí cần phải chi, doanh thu thu về từ các dự án một cách chi tiết nhất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng.

Kế toán xây dựng cần làm những gì? Đặc thù của kế toán công ty xây dựng

1. Kế toán xây dựng là gì?

Kế toán xây dựng là người đảm nhiệm việc bóc tách các chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm hiểu rõ được những chi phí trong dự toán từ đó giúp kế toán có thể hạch toán đúng.

Mỗi dự án, công trình xây dựng có mỗi hạng mục dự toán riêng. Kế toán xây dựng sẽ dựa vào những hạng mục này để bóc tách các chi phí cho từng công trình khác nhau. Kế toán xây dựng sẽ được tổng hợp chi phí riêng ở mỗi công trình, khác với kế toán thương mại dịch vụ. Giá trị của công trình nào thì sẽ được kế toán tổng hợp và hạch toán vào công trình đó.

>> Chỉ 167.000đ/THÁNG – Tiết kiệm gấp đôi thời gian cho kế toán

2. Đặc thù của kế toán xây dựng

Kế toán xây dựng sẽ bóc tách các chi phí để hạch toán dựa giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. 

  • Mỗi một công trình xây dựng sẽ đi kèm với mỗi hạng mục dự toán riêng. Kế toán sẽ dựa vào mỗi hạng mục này để tách chi phí cho từng công trình khác nhau.
  • Kế toán sẽ lên bảng tổng hợp để tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu của công trình. Dựa vào các chi phí đó để xác định số lượng hóa đơn phù hợp để đưa vào hạch toán đó có tương đương hay không?
  • Kế toán xây dựng sẽ phải lên giá thành khi xây dựng công trình. Giá thành của vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nơi thực hiện công trình đó. 
  • Một công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán. Bên cạnh việc hạch toán thường xuyên và kết chuyển các chi phí trong kỳ. Kế toán xây dựng cũng cần phải theo dõi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở cho từng công trình để biết được mình có bỏ sót chi phí nào không trong các báo cáo kế toán tài chính.
  • Giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi được xuất ra phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình
  • Phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình khi hoàn thiện quá trình xây dựng để lập báo cáo kế toán tài chính
  • Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành

3. Kế toán xây dựng cần làm những gì?

Kế toán xây dựng cần làm những gì? Đặc thù của kế toán công ty xây dựng

  • Theo dõi thường xuyên, bám sát dự toán để kịp thời hỗ trợ đưa nguyên liệu, vật liệu vào công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công.
  • Lập và theo dõi bảng lương của người lao động cho từng tiến độ thi công công trình
  • Theo dõi chi phí chung phục vụ công trình và chi phí cho máy thi công
  • Lập và phân bổ chi phí, tính giá thành cho từng hạng mục công trình, từng công trình khi được nghiệm thu
  • Lập báo cáo về tình hình nguyên liệu, vật liệu, kế toán, thuế theo tháng, quý
  • Lập BCTC cuối năm và quyết toán thuế
  • Sắp xếp, lưu trữ sổ sách, chứng từ cẩn thận, khoa học và dễ tìm kiếm. Đặc biệt là những chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu toàn bộ, theo từng giai đoạn và thanh lý hợp đồng
  • Đối chiếu, so sánh số liệu thực tế phát sinh và số liệu trong dự toán
  • Khi doanh nghiệp cần làm việc với các cơ quan Nhà nước thì kế toán xây dựng sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp

4. Các nghiệp vụ thường gặp trong kế toán xây dựng

4.1. Chuẩn bị và lưu trữ thông tin

  • Hợp đồng thi công, hợp đồng thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, hợp đồng thuê thầu phụ, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật
  • Biên bản nghiệm thu toàn bộ, nghiệm thu theo từng giai đoạn, thanh lý hợp đồng
  • Lưu trữ đầy đủ các chứng từ phát sinh trong quá trình xây dựng
  • Đối chiếu giữa thực tế và dự toán, giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế lên kế hoạch cân đối đầu vào
  • Giấy đề nghị thanh toán, biên bản đối chiếu công nợ

4.2. Kiểm tra và xử lý

  • Kế toán xây dựng sẽ phân bổ các chi phí tập hợp chung cho các công trình và thường sẽ phân bổ theo 621
  • Rà soát, kiểm tra lại các chứng từ và đưa ra phương án điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
  • Hạch toán thuế tạm tính đối với những công trình ngoại tỉnh

4.3. Theo dõi công nợ và thanh toán từ chủ đầu tư

  • Kế toán xây dựng sẽ hỗ trợ nhập bảng dự toán vào phần mềm, đồng thời đối chiếu giữa giá thành dự toán với chi phí thực tế
  • Cho phép giám sát, theo dõi công trình theo nhiều cấp bậc (hạng mục, gói thầu, giai đoạn). Lúc đó tổng doanh thu, chi phí của các công trình cấp dưới sẽ bằng doanh thu, chi phí của công trình mẹ
  • Kế toán xây dựng cho phép trích và phân bổ tự động các chi phí: Mức phân bổ CCDC, chi phí trả trước, chi phí máy thi công, khấu hao TSCĐ. Cho phép trích phân khấu hao theo ngày tự động đối với tài sản tham gia nhiều công trình trong kỳ và các máy thi công.
  • Cho phép phân bổ tự động các chi phí không xác định cụ thể là cho công trình nào
  • Quản lý lũy kế phát sinh từ khi khởi công và số liệu liên năm
  • Theo dõi công nợ, thanh toán đối với nhà thầu phụ
  • Theo dõi, giám sát tồn kho theo công trình
  • Tính giá thành và ghi nhận doanh thu chi tiết, phản ánh kết quả kinh doanh của công ty qua từng công trình
  • Phản ánh báo cáo đa chỉ tiêu, đa chiều và đa dạng báo cáo

4.4. Lập báo cáo

  • Các báo cáo công nợ, báo cáo kho theo công trình
  • Các báo cáo giá thành: bảng cân đối phát sinh công trình, báo cáo tổng hợp, chi tiết nguyên vật liệu phát sinh theo từng công trình, báo cáo giá thành công trình, lãi lỗ theo công trình,…
  • Đối chiếu giữa giá thành dự đoán và chi phí thực tế

Từ bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu được các công việc và nghiệp vụ của kế toán xây dựng. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp anh/chị có được định hướng trong con đường sắp tới khi trở thành một kế toán xây dựng.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Quy trình hạch toán kế toán xây dựng công trình

Phần mềm kế toán xây dựng dễ sử dụng và hiệu quả cao

Top các phần mềm kế toán cho doanh nghiệp xây dựng tốt nhất

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
7912
post
Đăng nhập
x