Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Vai trò của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

10:51 Sáng

-

14/02/2023

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Đối với phòng kế toán, kế toán bán hàng là một vị trí không thể thiếu trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Vị trí này có vai trò quan trọng trong việc ghi chép, theo dõi, cung cấp số liệu liên quan đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Kế toán bán hàng đảm bảo chính xác của tài khoản 511 và một số tài khoản khác liên quan trên báo cáo tài chính.

Đối với phòng kinh doanh – bán hàng, kế toán bán hàng có vai trò trong việc tổng hợp số liệu, giá vốn hàng bán của từng đơn hàng theo từng khách hàng. Từ đó, phòng kinh doanh xác định được lợi nhuận bán hàng, xây dựng dữ liệu để phân loại khách hàng theo doanh thu.

Phòng kinh doanh sử dụng dữ liệu của kế toán bán hàng để tính doanh thu và hoa hồng doanh số cho nhân viên kinh doanh, tìm ra được nhân viên có khả năng bán hàng tốt và có đề xuất phù hợp cho các nhân viên đó.

Phòng kinh doanh cũng xác định được mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào không đáp ứng nhu cầu thị trường để tăng giảm ngân sách bán hàng theo từng loại hàng hóa.

Đối với phòng mua hàng, dữ liệu của kế toán bán hàng là cơ sở để phòng mua hàng thực hiện đặt hàng từ nhà cung cấp, đảm bảo số lượng tồn kho hàng hóa vừa đủ cung cấp cho khách hàng, tránh lượng tồn kho quá nhiều khiến vốn doanh nghiệp bị ứ đọng.

Đối với các cấp quản lý, kế toán bán hàng cung cấp số liệu để các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp và có những quyết định kịp thời trong việc quản lý doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế bán hàng phát sinh.

Ngoài việc phải cập nhật dữ liệu ngay khi có phát sinh để đảm bảo tính kịp thời, kế toán bán hàng phải kiểm tra thông tin khách hàng, số lượng, giá cả hàng hóa, chiết khấu nếu có để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép chính xác. Các thông tin này được cung cấp bởi phòng bán hàng thông qua hợp đồng, báo giá, đơn hàng…Kế toán bán hàng cần lưu trữ khoa học các tài liệu đó để làm cơ sở cho việc ghi chép dữ liệu và xuất hóa đơn của mình.

Thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định của nhà nước có liên quan

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Các nghiệp vụ bán hàng thường có liên quan đến hóa đơn giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng phải nộp của doanh nghiệp. Đây là một phần thường được cơ quan thuế kiểm tra chặt chẽ trong quá trình quyết toán thuế. Vì vậy, kế toán bán hàng cũng cần thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định của nhà nước liên quan đến phần hành của mình .

Ví dụ như năm 2022, mức thuế suất của nhiều mặt hàng giảm xuống còn 8% thay vì 10% như trước đây. Kế toán bán hàng cần đối chiếu, kiểm tra xem các mặt hàng của doanh nghiệp có thay đổi mức thuế suất không, nếu có thì cụ thể là mặt hàng nào. Năm 2023, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng lại trở về mức 10% đối với các mặt hàng bị giảm xuống 8% trong năm 2022, kế toán bán hàng đã cập nhật lại mức thuế suất cho các mặt hàng chưa.

Năm 2022 cũng là năm mà nhà nước áp dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn điện tử có nhiều điểm khác biệt so với hóa đơn giấy trước đây, kế toán bán hàng cần nắm được các thay đổi này. Đặc biệt là ký hiệu của hóa đơn điện tử có hai chữ số thể hiện hai số cuối số năm phát hành hóa đơn, ví dụ năm 2023 thì hai chữ số này thể hiện là 23, khi xuất hóa đơn đầu năm 2023, kế toán bán hàng cần kiểm tra xem hai chữ số trong ký hiệu hóa đơn đã thay đổi chưa.

Kế toán bán hàng cần nắm được thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Nếu xuất sai thời điểm thì cơ quan thuế sẽ phạt vì lỗi xuất hóa đơn sai thời điểm. Đối với doanh nghiệp bán hàng hóa, thời điểm xuất hóa đơn sẽ dễ xác định. Nhưng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, kế toán bán hàng cần có giấy tờ chứng minh việc xuất hóa đơn của mình là đúng thời điểm.

Lập các báo cáo liên quan đến việc bán hàng

Kế toán bán hàng có vai trò liên quan đến rất nhiều phòng ban và số liệu của kế toán bán hàng cần cung cấp cho tất cả các phòng ban đó. Vì vậy mà kế toán bán hàng sẽ phải làm các loại báo cáo liên quan đến việc bán hàng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Phòng kinh doanh sẽ cần báo cáo bán hàng theo từng mặt hàng, từng khách hàng hoặc theo từng nhân viên bán hàng. Phòng mua hàng sẽ cần báo cáo về thời gian tiêu thụ hàng hóa. Các cấp quản lý sẽ cần các báo cáo tổng hợp về doanh thu, giá vốn, lợi nhuận trong kỳ, so sánh giữa các kỳ.

Báo cáo cần đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

Ngoài báo cáo bán hàng, kế toán bán hàng có thể phải làm các báo cáo liên quan đến công nợ phải thu khách hàng hoặc các báo cáo để phục vụ cho việc kê khai thuế giá trị gia tăng.

Hiểu được vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp bố trí được nhân sự phù hợp cho vị trí này để tối ưu hóa chi phí và khả năng gắn bó với doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán Kaike 

Trợ thủ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị:

  • Theo dõi tức thời dòng tiền, doanh thu, chi phí.
  • Quản lý và theo dõi công nợ của đơn vị.
  • Báo cáo thuế cùng báo cáo quản trị thông minh.
TRẢI NGHIỆM NGAY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “vai trò của kế toán bán hàng”

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng Mô tả công việc kế toán bán hàng
Quy trình kế toán bán hàng Giáo trình kế toán bán hàng
Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Đề tài kế toán bán hàng
Vai trò của kế toán mua hàng Khóa luận kế toán bán hàng

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm làm kế toán bán hàng từ những điều đơn giản nhất

Quy trình kế toán bán hàng trong các mô hình doanh nghiệp

Kỹ năng, mức lương, định hướng phát triển của kế toán bán hàng

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4178
post
Đăng nhập
x