Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Vai trò và công việc của kế toán công nợ doanh nghiệp

02:22 Chiều

-

27/12/2022

Kế toán công nợ doanh nghiệp là người quản lý các khoản công nợ của công ty bao gồm cả công nợ phải thu và công nợ phải trả. Công việc của kế toán công nợ xoay quanh việc đảm bảo các khoản công nợ được thanh toán thu hồi đúng hạn.

Các công việc của kế toán công nợ doanh nghiệp

Các công việc của kế toán công nợ doanh nghiệp

Hợp đồng kinh tế

kế toán công nợ doanh nghiệp cần kiểm tra các điều khoản thanh toán trong hợp đồng kinh tế phát sinh: số tiền thanh toán, số tiền cần tạm ứng, hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán, các khoản tiền phạt hay khoản lãi phát sinh liên quan đến việc thanh toán chậm, các hồ sơ đính kèm được yêu cầu trong bộ hồ sơ thanh toán…

Tạo các mã mới (khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên) trên phần mềm kế toán

  • Khi phát sinh các hợp đồng mới với khách hàng hoặc nhà cung cấp, kế toán công nợ thực hiện tạo mới mã khách hàng, nhà cung cấp trên phần mềm kế toán để theo dõi công nợ.
  • Khi nhân viên trong công ty phát sinh khoản tạm ứng, kế toán công nợ tạo mới mã nhân viên trên phần mềm để theo dõi công nợ nội bộ.
Các công việc của kế toán công nợ doanh nghiệp

Các công việc của kế toán công nợ doanh nghiệp

Cập nhật, theo dõi công nợ thường xuyên

  • Theo dõi việc thanh toán của khách hàng và thanh toán cho nhà cung cấp để cập nhật kịp thời vào phần mềm.
  • Cập nhật việc thanh toán tạm ứng của nhân viên trong công ty
  • Theo dõi hạn mức công nợ của khách hàng để kiểm soát công nợ tốt nhất
  • Theo dõi hạn mức tạm ứng của nhân viên, yêu cầu thanh toán tạm ứng nếu cần thiết
  • Theo dõi thời gian tạm ứng công nợ nhân viên, nếu quá lâu nhân viên không thanh toán hoàn ứng, đề nghị các biện pháp xử lý.

Hỗ trợ đôn đốc, thu hồi công nợ

  • Phối hợp với bộ phận bán hàng nhắc nợ khách hàng
  • Báo cáo lên các cấp quản lý để có biện pháp xử lý đối với những khoản nợ khó thu hồi

Thường xuyên đối chiếu công nợ với nhà cung cấp và khách hàng

  • Thường xuyên gọi điện đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp để đảm bảo công nợ chính xác, điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai sót.
  • Định kỳ, hàng tháng, hàng quý, cuối năm gửi biên bản đối chiếu công nợ để khách hàng, nhà cung cấp ký xác nhận công nợ.

Làm báo cáo liên quan đến công nợ

  • Báo cáo công nợ phải thu: quản lý nợ chi tiết theo đối tượng khách hàng, tuổi nợ, các trường hợp vượt quá hạn mức công nợ, các trường hợp khó đòi…
  • Báo cáo công nợ phải trả: lên kế hoạch trả nợ, dự trù các khoản phải thanh toán trong một kỳ nhất định để cấp quản lý có kế hoạch tài chính phù hợp
  • Báo cáo công nợ tạm ứng: Các nhân viên tạm ứng nhưng quá thời gian thanh toán tạm ứng cho công ty.
  • Báo cáo các khoản phải thu, phải trả khác

Kỹ năng và nghiệp vụ kế toán công nợ doanh nghiệp

Để làm tốt công việc của mình, kế toán công nợ cần trang bị đầy đủ nghiệp vụ và kỹ năng cho bản thân.

Hạch toán kế toán

kế toán công nợ doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của mỗi loại tài khoản, nguyên lý kế toán để hạch toán các tài khoản đó để từ đó hạch toán chính xác chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Kế toán công nợ phải thu liên quan đến tài khoản 131,138,141..Các tài khoản này thuộc phần Tài sản nên khi phát sinh tăng khoản phải thu thì sẽ ghi bên Nợ, khi phát sinh giảm khoản phải thu thì sẽ ghi bên Có.

Tài khoản 131 là tài khoản lưỡng tính, tức là có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có. Thông thường tài khoản 131 có số dư bên Nợ. Trường hợp phát sinh số dư bên Có nguyên nhân thường do khách hàng trả thừa tiền, khách hàng tạm ứng trước tiền.

kế toán công nợ doanh nghiệp phải trả liên quan đến tài khoản 331,338…Các tài khoản này thuộc phần Nguồn vốn nên khi phát sinh tăng các khoản phải trả thì sẽ ghi bên Có, khi phát sinh giảm các khoản phải trả thì sẽ ghi bên Nợ.

Tài khoản 331 cũng là tài khoản lưỡng tính. Thông thường tài khoản 331 có số dư bên Có. Trường hợp phát sinh số dư bên Nợ nguyên nhân thường do trả thừa tiền hoặc tạm ứng trước tiền cho nhà cung cấp.

Kiểm tra, đối chiếu

kế toán công nợ doanh nghiệp cần có kỹ năng kiểm tra các điều khoản trên hợp đồng kinh tế và đối chiếu với tình hình thực hiện hợp đồng. Kế toán công nợ phải trả kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán xem đã đầy đủ hồ sơ chưa, hồ sơ đã đảm bảo hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đúng quy trình của doanh nghiệp hay chưa. Để kiểm tra được các thông tin đúng hay chưa, kế toán phải thường xuyên cập nhật các quy định của luật thuế có liên quan đến công việc của mình.

Đối chiếu là việc làm thường xuyên của kế toán công nợ doanh nghiệp để đảm bảo số liệu được ghi nhận chính xác. Kế toán công nợ có thể làm việc trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp hoặc qua điện thoại, vì vậy mà kế toán công nợ cũng cần kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống nhanh gọn, hiệu quả.

Kỹ năng và nghiệp vụ kế toán công nợ

Kỹ năng và nghiệp vụ kế toán công nợ

Báo cáo

Báo cáo công nợ là một trong những báo cáo quản trị trong doanh nghiệp, hỗ trợ các cấp quản lý ra quyết định. Kế toán công nợ cần có kỹ năng phân tích, tổng hợp để xử lý số liệu trên báo cáo một cách chính xác. Để hỗ trợ cho việc làm báo cáo nhanh và hiệu quả, kế toán công nợ cần có kỹ năng excel tốt và vận dụng các hàm trong excel linh hoạt.

Phần mềm kế toán Kaike Professional sẽ là công cụ đắc lực cho kế toán công nợ khi: Hỗ trợ lên báo cáo công nợ chi tiết theo từng đối tượng; Dữ liệu được tổng hợp theo các kỳ báo cáo linh hoạt; hỗ trợ kế toán viên đối soát các chứng từ dễ dàng.

Phần mềm kế toán Kaike 

Trợ thủ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị:

  • Theo dõi tức thời dòng tiền, doanh thu, chi phí.
  • Quản lý và theo dõi công nợ của đơn vị.
  • Báo cáo thuế cùng báo cáo quản trị thông minh.
TRẢI NGHIỆM NGAY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “kế toán công nợ doanh nghiệp”

Sổ sách kế toán công nợ Quy trình kế toán công nợ phải trả
Hạch toán kế toán công nợ Kế toán công nợ phải thu khách hàng
Bài test kế toán công nợ Mô tả công việc kế toán công nợ
Kế toán công nợ phải thu Số đồ quy trình kế toán công nợ

Bài viết liên quan

Kế toán công nợ là gì? Mức lương và lộ trình phát triển của kế toán công nợ

Quy trình kế toán công nợ phải thu trong doanh nghiệp

Quy trình kế toán công nợ phải trả trong doanh nghiệp

Sơ đồ kế toán công nợ thường dùng hiện nay

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
3993
post
Đăng nhập
x